Tôi Jonathan Tompkin từ Đại học Illinois. Đây là bài giảng cuối cùng cho
tuần này và chúng ta sẽ tổng hợp tầm nhìn về một vài
khái niệm quan trọng, làm nền cho sự phát trển bền vững, bằng cách xét lại những ưu tư của các nhà tư tưởng trước đây,
về sự gia tăng dân số. Chúng ta sẽ thấy rằng ưu tư của họ rất gần với
ngày nay. Đây là, một sơ đồ dân số thế giới. Mô hình này cho thấy
tăng trưởng không bền vững, mức tăng theo luỹ tiến. Chúng ta sẽ thảo luận về lý do tại sao
tăng dân số kiểu này thì không bền, nhưng tuần tới chúng ta sẽ bàn về những "phản biện".
Dân số toàn cầu bây giờ là 7 tỷ. Gần đây, hầu hết tốc độ tăng trưởng dân số trên thế giới
ở mức 1 %, nếu cứ tiếp tục như vậy, thì có nghĩa là
việc dân số toàn cầu tăng đôi trong khoảng 70 năm. Hãy tưởng tượng 14 tỉ người vào
Năm 2080. chuyện gì xảy ra ? Đó là một câu hỏi hóc búa, nhưng may mắn thay
có người đã suy nghĩ về điều này cách đây 200 năm.
Thomas Malthus, ông ta cho rằng sự phát triển dân số là không bền vững. Và ông đã viết
xuống lý do tại sao, vào năm 1798. Mối quan tâm này vẫn rất phù hợp cho đến ngày nay.
Hãy cùng khám phá lý do của Malthus. Thứ nhất, ông nhận thấy rằng bất
kỳ sự tăng trưởng dân số nào
đều theo cấp số nhân. Và điều này có nghĩa là dân số tăng đôi, trong khoảng thời gian nhất định. Và
ở đây, trên slide này là độ thị về sự tăng trưởng dân số thế giới. Là một
ví dụ về tốc độ tăng trưởng theo luỹ tiến, dựa trên đơn vị thời gian,
dân số tăng đôi. Vì vậy, dân số đi từ một đến hai. Rồi tăng gấp đôi đến 4.
đến 8, và tăng đôi tới 16. Đó là một mô hình hàm số mũ cho sự
tăng trưởng. Nếu chúng ta có tốc độ tăng trưởng 1 % như chúng ta thấy ở thế giới ngày nay.
Điều này cho thấy dân số tăng đôi mỗi 70 năm. Vì vậy, bạn có thể phỏng đoán cứ khoảng thời gian
70 năm, dân số thế giới sẽ tăng gấp đôi
Thứ hai, ông ta cho rằng sản xuất nông nghiệp tăng theo hàm số cộng
Đó là, sự tăng trưởng theo một đường thẳng.
Như vậy, bạn nhìn đồ hình xem, có lẽ bắt đầu từ số hai. Và
sau đó, thêm hai cho mỗi mốc thời gian. Vì vậy, từ hai, bốn, sáu, tám, mười. Đó
là lượng thực phẩm chúng ta có thể sản xuất theo dân số. Nếu bạn thích. Hãy dành một phút,
để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra nếu chúng ta so sánh hai đồ thị cong này.
Bạn có thể tưởng tượng những con số điền vào khoảng trống trên đồ thị này hoặc bạn
dùng notepad, tự vẽ đồ thị này. Trên trục "x"
làm bước một, hai, ba, bốn,...vv và trên trục "y"
về "dân số" hoặc "số lượng thực phẩm sản xuất". Cần vài phút suy nghĩ
phát thảo, trước khi tiếp tục. Hai đường cong của bạn sẽ giống
như thế này. Dân số tăng với tốc độ ngày càng nhanh,
theo cấp số nhân. Trong khi tốc độ tăng sản xuất lương thực không đổi. Nếu một đơn vị
thực phẩm cần thiết để nuôi sống 1 đơn vị của dân số, chuyện gì xảy ra ở điểm
giao nhau? Một lần nữa, tôi muốn bạn dành 1 phút, ghi xuống suy nghĩ của mình
chuyện gì sẽ xảy ra cho dân số thế giới hay dân số
trong ví dụ này, sau giai đoạn đồ thị giao nhau. Hệ thống này bị sụp đổ.
Nạn đói, chiến tranh, hoặc bệnh dịch xảy đến, ngăn chặn dân số tăng quá mức thực phẩm có thể
cung ứng. Chúng ta không thể có nhiều người hơn mức thực phẩm cần thiết để cung ứng cho số dân ấy.
Điều này, điểm giao nhau được mô tả bởi Thomas Malthus là điểm "khủng hoảng"
hay còn được biết là "thảm họa Malthusian". Lưu ý rằng nếu
dân số, nằm trên làn đồ thị giống như đồ thị của thực phẩm được sản xuất, thì
đây là mức cân bằng, nạn đói thường trực. Điều này có nghĩa là phần lớn dân số sống trong cảnh bấp bênh
luôn phải tranh đoạt để có cái ăn. ĐIều này làm Malthus ưu tư nhất
Tốc độ tăng trưởng dân số chắc chắn gây ra sụt giảm về "tiêu chuẩn của cuộc sống" (living standards)
Sẽ có sự bần cùng hóa đại chúng. người ta phải bươi móc để có ăn.
Đây là một cái nhìn rất bi quan về tương lai. Một thảm họa thuộc Malthusian,
mức sinh hoạt không thể tăng mãi, sẽ phải giảm xuống
mức sinh hoạt bữa đói, bữa no. Hãy thay đổi mô hình một chút để
phù hợp với những gì tôi đã nói trong bài giảng vừa rồi.
Chúng ta hãy quay trở lại với “Sức Chứa” (Carrying Capacity). Bạn còn nhớ mấy con hươu
tuần lộc, chúng chỉ có thể sinh sản qua ngưỡng “Sức Chứa” này
trong một thời gian ngắn rồi chết sạch ? Chúng tôi sẽ tìm hiểu ý tưởng này chi tiết hơn sau này,
nhưng bây giờ, thử nghĩ về số dân số trái đất này có thể chứa.
Thường thì thực phẩm có giới hạn, như trong trường hợp hươu tuần lộc. Giới hạn tự nhiên khác, có thể là
ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng, nước uống, không gian sống. Trong trường hợp này, là một đường phẳng như
đường màu xanh trong hình. Bây giờ, chúng ta đi đến “điểm khủng hoảng” và
dân số tụt xuống. Lần này, tiếp tục theo đường thẳng, đó là
“sức chứa”. Lưu ý rằng, dù có tăng đôi nguồn cung cấp thực phẩm, khi chúng ta phát minh được công nghệ mới,
có cách mạng Xanh (Green Revolution), một khả năng mới để sản xuất thực phẩm, thì cũng chỉ trì hoãn
nhưng không tránh khỏi thảm hoạ. Trong trường hợp dân số thế giới tăng 1% đều mỗi năm, nếu chúng ta phát minh
công nghệ mới để giúp tăng gấp đôi nông sản, chúng ta chỉ có thể
trì hoãn thảm hoạ được khoảng 70 năm. Như bạn nhìn thấy ở
đồ thị này. Tất cả chúng ta đang làm được là trì hoãn việc không thể tránh khỏi, dù chúng ta nâng “sức chứa” lên.
Chúng ta tăng gấp đôi “sức chứa” của Trái đất, nhưng mức tăng trưởng dân số hiện nay
cũng sẽ tăng đôi trong 70 năm, tất cả
nỗ lực chỉ để mua thời gian 70 năm nữa trước khi chúng ta đến điểm tai họa này,
bên bờ vực thẳm đói nghèo. Điều này chắc chắn xuất phát
từ việc tăng trưởng dân số theo hàm số mũ. Vì nếu tăng trưởng như hươu tuần lộc
đến điểm khủng hoảng, sẽ va mạt vào thảm cảnh đói ăn.
Bi quan hơn nếu bạn nghĩ rằng chúng ta đã vượt ngưỡng
“sức chứa”. Ví như, bạn cho rằng sản xuất nông nghiệp hiện đại phụ thuộc
quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch (fossil fuels). chúng sẽ cạn kiệt, sau đó chúng ta
sống bấp bênh trên ngưỡng “Sức Chứa”. Bạn thử tưởng tượng
nếu chúng ta có một dân số nằm trên “Sức Chứa” theo
Mô hình Malthusian, định mệnh của chúng ta là thảm hoạ suy xụp. Nói cách khác, dân số
sẽ giảm nhanh. Và, tất nhiên, một sự sụp đổ dân số ở cường độ lớn
dẫn đến xã hội sụp đổ. Nền dân sự, văn minh có thể tồn tại
nếu chỉ còn một nửa số lương thực? Có rất nhiều thứ bị kéo theo
ngoài mô hình dân số này. Tất nhiên, chúng ta nói về sản phẩm quặng mỏ,
bao gồm năng lượng như nhiên liệu hóa thạch, các nguồn tài nguyên cần thiết
lớp đất màu (top soil) trên cùng mà chúng ta đang khai thác triệt để
Mô hình Malthusian, không chỉ dùng cho dân số, nhưng cho nhiều trường hợp khác thuộc
hệ thống không bền vững. Thực tế thì sao ?, Chẳng có thảm hoạ nào xảy đến,
theo dự đoán Malthus trong vòng 200 năm qua. Nhưng xin bào chữa cho Malthus một chút
Mô hình Mathus về cơ bản là đúng cho bối cảnh và thời điểm của ông ta.
mô tả cảnh đô thị nghèo đói ở thế kỷ thứ 18, Anh Quốc. Tại thời điểm này
phần lớn dân Anh Quốc rất nghèo. Mức gia tăng sản xuất nông nghiệp
rất ít trong vài thế kỷ tại Anh quốc, để có thể
xóa đói giảm nghèo. Bởi vì tốc độ tăng trưởng dân số ở ngưỡng “Sức Chứa”
Trên thực tế, người ta cho rằng
vào thế kỷ thứ 18 ở Anh Quốc, mức sống trung bình, còn
thấp hơn so với người tiền sử thuộc “thời kỳ đồ đá”.
Thời kỳ đồ đá, dân số ít hơn rất nhiều. Tuy người ít, nhưng
họ thực sự có nhiều calo hơn, và họ ăn nhiều chất đạm, nhiều thịt.
Vì thế, nhiều giả thuyết cho là nến bạn là một người thâu nhập trung bình vào
thế kỷ 18 ở Anh Quốc thì bạn có cuộc sống tồi tệ hơn
ở thời kỳ đồ đá, săn bắn hái lượm. Vì vậy, mô hình Malthus mô tả khá chính xác
những gì đã xảy ra trong vài ngàn năm ở Anh Quốc.
Thực ra chỉ một giai đoạn, mà mức sống trung bình ở Anh khá hơn
là trong thời hảm họa bệnh dịch Đen (Black Death).
Khoảng một phần ba dân số trên quốc đảo này bị chết dẫn đến
mật độ dân số giảm nhanh, vì có thêm nhiều đất cho mỗi đầu người. Và vì thế, nhu cầu
canh tác tăng lên. Và vào sau thời điểm “Bịnh Dịch Đen”, người nông dân tầm trung bình được hưởng
mức sống cao hơn so cha ông họ trước đó, và ngay cả con cháu họ sau này khi
dân số đã trở lại ngưỡng “Sức Chứa”. Lập luận này
phù hợp với thế giới Malthusian. Chúng ta nên lưu ý bối cảnh khi bàn
về mô hình này, lý do tôi nói về bối cảnh, Nếu không làm vậy thì, Malthus
đã tiên đoán sai một cách thảm hại về tương lai. Đây là dân số nước Anh
Dòng màu xanh đại diện cho sự thay đổi dân số theo thời gian, và
chấm màu vàng là khi Malthus xuất bản mô hình của ông. Và như bạn có thể thấy, những gì đã xảy ra
ngay sau khi Malthus xuất bản mô hình. Ở Anh Quốc mức
dân số tăng vọt. Dân số tăng đôi, tăng đôi, rồi một lần nữa
tăng gấp đôi trong 200 năm qua. Không chỉ có vậy, trung bình
dân Anh ngày nay giàu có hơn xa so với 200 năm trước. Cuộc Cách mạng
công nghiệp mang lại cho một người trung bình gấp 15 lần
của cải so với 200 năm trước, khi, Malthus đặt ra
dự đoán này. Thực tế là, gia tăng dân số đã không dẫn đến chết đói hàng loạt. Không chỉ vậy,
gia tăng dân số đã không làm cho người dân nghèo đi. Trên thực tế, cả hai trường hợp này,
điều đã xảy ra ngược lại. Dân số ở Anh đông đảo hơn, lại giàu có
hơn so với 200 năm trước. Ngày nay, những người dùng phỏng đoán Malthusian
thường được gọi là tân Malthusian (neo-Malthusian) hoặc dự đoán Malthusian tân thời. Gần đây
Những lời sấm truyền từ nhóm neo-Malthusian cũng sai bét như của những tiên đoán của Malthus, 200
năm trước. Ví dụ, Paul Ehrlich đã viết vào năm 1967 rằng cuộc chiến cho số phận nhân loại
đến hồi chung cuộc. Ông ta tiên đoán rằng đến thập niên 1970s, 1980s, hàng trăm triệu người
sẽ chết đói không thể thay đổi. Thấy đó, tuyên bố
như thế, vào năm 1967 và tôi đã đánh dấu này bằng một dấu chấm màu vàng trên biểu đồ này. Các
đường màu xanh là dân số thế giới kể từ đó. Dân số đã tăng gấp đôi kể từ khi
tiên đoán đã được thực hiện. Thu nhập bình quân đầu người trên thế giới. Bạn thấy đó,
vừa giàu hơn lại vừa đông dân hơn khi tiên đoán này được tuyên bố. Như bạn có thể
thấy, rất trái ngược với những gì Malthusian tiên đoán sẽ xảy ra
trên toàn thế giới. Và suy nghĩ này có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các
các văn bản chúng ta đọc về tính bền vững. Đây là một trong những
văn bản rất sớm về các vấn đề phát triển bền vững, trích từ
Chương trình nghị sự 21, tài liệu từ hội nghị thượng đỉnh về Trái đất (real Earth Summit). Và, họ đề nghị
rằng nếu không thực hiện những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế thế giới và
hệ thống xã hội,(lúc này là năm 1992), thì thế giới sẽ tiến đến
sự bất bình đẳng giữa các quốc gia,
nghèo đói hơn, bệnh tật tràn lan, và nạn mù chữ. Bây giờ xét lại, việc
ngược lại đã xảy ra. Trên toàn cầu, có nhiều của cải hơn, có ít
người mù chữ, sức khỏe tốt hơn. Vì vậy, chúng ta, nên nhận thức rằng khi chúng ta nghe về
những tiên đoán thuộc mô hình Malthusian, có lúc đúng
có lúc sai bét. Rất có thể chúng ta đang vay mượn thời gian (borrowed time) và
lý do những dự đoán thuộc mô hình Malthsian gần đây lệch lạc,
có lẽ bởi vì thời gian còn quá sớm. Có lẽ chúng ta đang sống
theo kiểu không bền vững, giống như hươu tuần lộc trong nhiều năm. Chắc chắn
phải có giới hạn, dân số tăng trưởng thế nào, bao lâu nữa. Theo tôi,
dân số tăng là sự thật. Tuy nhiên, trong bài giảng tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về
mức tăng dân số. Sẽ thấy rằng không phải tất cả diễn biến đều mờ mịt, tối đen.
Được sản xuất bởi OCE bản đồ kỹ thuật số Truyền thông tại Đại học Illinois, Urbana-Champagne.